Quy trình tạo tác một bức tranh nghệ thuật Trúc Chỉ độc đáo

Trúc Chỉ là gì ? Quy trình tạo nên được một bức tranh Trúc Chỉ?

1. Trúc Chỉ là gì?

Nếu như 𝐖𝐚𝐬𝐡𝐢 (Hòa chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của người Nhật, 𝐇𝐚𝐧𝐣𝐢 (Hàn chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của người Hàn quốc (không chỉ cụ thể một loại nguyên liệu nào), thì Trúc Chỉ là danh từ để định danh một loại hình giấy- nghệ- thuật, nghệ- thuật- giấy mới của Việt nam.
Với ý nghĩa hình tượng cây tre/trúc là biểu tượng văn hóa và tinh thần Việt, được Nhà văn, Dịch giả Bửu Ý định danh vào tháng 4 năm 2012, và được Họa sỹ Phan Hải Bằng, Giảng viên Đại học Nghệ thuật- Đại học Huế cùng các cộng sự nghiên cứu và sáng tạo nên.
Nguyên liệu sử dụng: rơm, tre, mía, chuối, dâu, dướng, dó , dứa, lá, cỏ…
Nghệ thuật Trúc Chỉ khởi phát từ ý niệm: mang đến cho khái niệm “giấy” một khả năng mới: thoát khỏi thân phận làm nền cho các thao tác sáng tạo khác, để trở thành một tác phẩm nghệ thuật tự thân, độc lập.
Đây chính là tinh thần cốt lõi của Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam.
Với ý niệm mang lại tính nghệ thuật cho giấy thủ công, các phép ứng biến, tiếp biến về nguyên liệu, quy trình, thuật ngữ kỹ thuật tương ứng…đã được nghiên cứu, vận dụng để làm cho “Giấy” trở nên “𝐍𝐠𝐡ệ 𝐭𝐡𝐮ậ𝐭 Trúc Chỉ”. Một trong những thành tựu quan trọng là thuật ngữ kỹ thuật: Đồ họa Trúc Chỉ/ 𝘁𝗿𝘂𝗰𝗰𝗵𝗶𝗴𝗿𝗮𝗽𝗵𝘆 đã được sáng tạo bởi đội ngũ Trúc chỉ.

Đồ 𝐡ọ𝐚 Trúc Chỉ/ 𝐭𝐫𝐮𝐜𝐜𝐡𝐢𝐠𝐫𝐚𝐩𝐡𝐲 𝐥à 𝐠ì?
Đồ họa Trúc Chỉỉ/ 𝐭𝐫𝐮𝐜𝐜𝐡𝐢𝐠𝐫𝐚𝐩𝐡𝐲 𝐥à 𝐠ì là sự kết hợp, ứng biến trên 3 yếu tố:
– Quy trình nghề giấy thủ công truyền thống
– Nguyên lý của các kỹ thuật chất liệu của Nghệ thuật Đồ họa (Silkscreen, etching…)
– Kỹ thuật dùng áp lực nước cơ bản (được sử dụng ở các nước quanh khu vực Asian).

Thuật ngữ này đã được HS Phan Hải Bằng và cộng sự nghiên cứu, tiếp biến và sáng tạo trong quá trình làm việc, nghiên cứu, thử nghiệm.. Đến nay đã trở thành một thuật ngữ đồ họa mới của Nghệ Thuật đồ họa việt nam, đã được thừa nhận và sử dụng trong giới chuyên môn. Đây chính là điều làm nên sự khác biệt, đặc trưng của Trúc Chỉ, tạo nên hệ thống lớp lang, sắc độ, sắc nhị tinh tế cho tác phẩm đồ- họa-giấy mà trước nay chỉ mới có được ở Trúc Chỉ .

 

***** Nếu nguyên lí của việc in khắc kim loại là sử dụng hóa chất để bóc đi từng lớp kim loại, tạo ra hệ thống sắc độ khi in ra, thì Đồ họa Trúc Chỉ sử dụng áp lực nước để bóc đi từng lớp lớp bột giấy một để tạo nên các độ dày mỏng, tương ứng với hệ thống sắc độ cho tác phẩm Trúc Chỉ khi tương tác với ánh sáng.
Nếu như tranh in khắc kim loại chỉ cho 1 hiệu ứng duy nhất là hiệu ứng bề mặt với sắc độ tương ứng với độ ăn mòn nông, sâu trên mặt kim loại, với Trúc Chỉ lại có khả năng mang đến 2 hiệu ứng trên cũng một tác phẩm một cách linh hoạt: -hiệu ứng bề mặt: ánh sáng thuân, dương bản: dày thì sáng, đậm thì tối -hiệu ứng xuyên sáng: ánh sáng ngược, âm bản: dày thì tối, mỏng thì sáng.
Đây chính là một trong những đặc điểm thu hút và gợi cảm hứng cho nghệ sỹ và người thưởng ngoạn của Nghệ thuật Trúc Chỉ.
Nghệ thuật Trúc Chỉ hiện đang được vận hành cả hai hướng: nghệ thuật thị giác, và nghệ thuật ứng dụng với nhiều thành tựu triển lãm, giải thưởng trong và ngoài nước.

Mỗi bức tranh Trúc Chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc bản duy nhất, chứa đựng tinh thần của tác giả. Để làm ra một bức tranh Trúc Chỉ chất lượng là không hề dễ dàng mà còn tùy thuộc vào tay nghề kĩ thuật đồ hoạ và sự sáng tạo của tác giả.

2. Quy trình tạo nên một tác phẩm Trúc Chỉ.

Cùng tìm hiểu quy trình làm tranh Trúc Chỉ dựa trên nguyên liệu đơn sơ mộc mạc của Việt Nam cùng phương pháp cải tiến tạo tác bằng áp lực nước dựa trên đồ hoạ Trúc chỉ để tạo nên một tác phẩm độc đáo:

Bước 1: Tre trúc được bỏ vỏ và chẻ thành từng mảnh nhỏ ngâm vào nước vôi, sau đó đưa vào lò nấu 12 tiếng đồng hồ liên tục.

Bước 2: Cho vào máy nghiền nguyên liệu thành bột trong khoảng 4 – 8 tiếng

Bước 3: Sau đó là công đoạn xeo giấy tạo thành tấm giấy ướt

Bước 4:Tạo tác hình ảnh, hoa văn cho tác phẩm trên các tấm giấy bằng áp lực nước

Bước 5: Dùng bút nước tạo độ dày, mỏng cho giấy, độ chìm nổi cho các hoa văn trên tác phẩm.

Bước 6: Trúc Chỉ trên khuôn xeo được mang đi phơi hoặc sấy khô. Bước cuối cùng công đoạn làm tranh trúc chỉ.

Hoàn thiện tác phẩm trên khung. Từ sự tỉ mỉ đến từng chi tiết, những bức tranh Trúc Chỉ sau khi được hoàn thiện càng mang trong mình giá trị nghệ thuật đậm nét hiện đại nhưng vẫn không làm mất đi nét truyền thống vốn có từ nguồn gốc của nó.

Trúc Chỉ Hà Nội là đơn vị đầu tiên đưa Nghệ Thuật Trúc Chỉ ứng dụng không gian tâm linh, tạo nên sự ấm cúng và an yên gia chủ. Dưới dây là một số công trình Trúc Chỉ Hà Nội đã hoàn thiện mời mọi người cùng ngắm.

>>> Xem thêm: Các mẫu phòng thờ đẹp năm 2020.
Showroom đại diện MB: Số 09 – 16B1 – Làng Việt Kiều Châu Âu – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội.
Hotline & Zalo: 0911.80.62.69


Bài viết liên quan

0911806269
Chat With Me on Zalo