Bạn đang thắc mắc không biết Mandala là gì? Những họa tiết trên các bức tranh Mandala có giá trị ra sao trong cuộc sống cũng như trong giới tâm linh?
Tất cả sẽ được Trúc chỉ Hà Nội giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn đọc tham khảo nhé:
XEM THÊM:
Mandala là gì
Mandala được phiên âm từ tiếng Phạn của người Ấn Độ xưa. Khi du nhập về Việt Nam thì được gọi bằng cái tên thuần việt là mạn đà la có nghĩa là vòng tròn hay là sự tròn vẹn, nghĩa khác còn được gọi là ngôi nhà hay cung điện.
Mandala có nguồn gốc từ “ Manda” có nghĩa là “ tinh tuý” và hậu tố “la” sau này được thêm vào đúng nghĩa là “ chứa đựng”. Từ đó Mandala được giải thích rõ ràng là “ chứa đựng tinh tuý”. Mạn đà la là pháp khí được sử dụng rất phổ biến khi hành lễ Phật giáo tại Tây Tạng.
Vậy ý nghĩa của mandala là gì?
Mandala có rất nhiều ý nghĩa, tuy nhiên có thẻ tóm tắt ý nghĩa chính như sau:
Khi nhìn vào họa tiết Mạn đà la, bạn có xu hướng chuyển sự chú ý của mình từ thế giới bên ngoài vào trong chính bản thân mình, tâm hồn và con người của mình. Qua đó giúp bạn cảm thấy tĩnh tại, thư thái và thoải mái hơn, giúp bạn “trò chuyện” được với chính nội tâm của mình qua đó đánh thức được những tố chất, năng lực tiềm ẩn của bản thân mà bạn chưa từng khai phá được.
Tranh Mandala có công năng ra sao?
Tranh có những công năng cơ bản sau đây:
– Cải thiện môi trường nhiều Âm khí, nhiều Tà khí;
– Cải thiện Khí trong phòng làm việc của người lãnh đạo, giúp có sức khoẻ tốt và sáng suốt hơn trong chỉ đạo. Tăng thêm uy lực lãnh đạo;
– Trợ giúp thăng tiến cho người lãnh đạo
– Hạn chế phát tác của các vong trú ngụ trong nhà vì cảm phục Đức Phật và các Tiên Thần trong tranh.
– Hạn chế tác hại của trường năng lượng của máy tính, máy điều hoà nhiệt độ, TV, điện thoại di động v.v…
Màu sắc trong mandala có ý nghĩa như thế nào?
Mỗi họa tiết, màu sắc được thể hiện trên thảm mạn đà la đều mang tính biểu tượng và ý nghĩa riêng biệt:
- Màu đỏ: Biểu tượng cho sức mạnh, niềm đam mê và năng lượng.
- Màu hồng: Biểu tượng cho trực giác, sự nữ tính và tình yêu.
- Màu cam: Biểu tượng cho sự sáng tạo, trực giác, biến đổi và tự nhận thức.
- Màu xanh lá: Biểu tượng cho khả năng ngoại cảm, tình yêu thiên nhiên.
- Màu vàng: Biểu tượng cho trí tuệ, tiếng cười, học tập và hạnh phúc.
- Màu xanh da trời: Có ý nghĩa để chữa lành cảm xúc, làm dịu nội tâm và thiền định.
- Màu tím: Biểu tượng cho những thứ thuộc sự tập trung tinh thần.
- Màu đen: Biểu tượng cho bí ẩn, suy nghĩ sâu sắc và cá tính.
Ý nghĩa của biểu tượng trong tranh Mandala
- Cây cối: Cây cũng thường là biểu tượng của chính con người, là gốc rễ của quá khứ, thân cây như cột sống, các nhánh cây thể hiện sự tiếp tục phát triển và vươn lên…
- Động vật: Động vật thường xuất hiện nhiều nhất trên mạn đà la chính là con voi. Nó có thể đại diện cho nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào đặc tính riêng của từng tấm Mandala.
- Mê cung: Họa tiết này thường đại diện cho một con đường hoặc hành trình mà đỉnh điểm là cảm giác trọn vẹn và được giác ngộ.
- Mặt trời: Mặt trời là một biểu tượng phổ biến trên những tấm Mandala. Mặt trời có thể đại diện cho vũ trụ và thường mang những ý nghĩa liên quan đến sự sống, năng lượng bởi mặt trời hỗ trợ sự phát triển và duy trì sự sống trên hành tinh.
- Hoa: Biểu tượng cho sự bung nở và phát triển của tâm hồn.
Vị trí treo tranh Mandala phù hợp
Tranh được treo ở các vị trí sau đây trong nhà:
Treo tranh mandala tại phòng khách và phòng làm việc
Trong phòng khách gia đình để cải thiện môi trường Khí trong nhà và hạn chế phát tác của các vong (ma) lạ đang trú ngụ trong nhà nếu có, giúp chữa bệnh khi cần thiết. Và có sự hỗ trợ để gia đình làm ăn tốt hơn.
Trong phòng làm việc của lãnh đạo (Giám đốc các doanh nghiệp) : Treo phía sau lưng chỗ ngồi , sao cho ánh sáng của tranh chiếu dọi vào bàn làm việc để tăng sức khỏe, trí thông minh, tăng uy lực lãnh đạo, trợ giúp thăng tiến, và chữa bệnh khi cần. Tác dụng khác là: Các doanh nghiệp làm ăn khó khăn sẽ có sự trợ giúp từ Phật và Trời đất nên kinh doanh sẽ tốt hơn.
Treo tranh mandala trong phòng thờ
Đó là khi Mandala được đưa vào tranh Trúc Chỉ mang giá trị tâm linh nên được các gia chủ lựa chọn làm vật trang trí trong phòng thờ. Điều đó giúp không gian phòng thờ ấm cúng, sang trọng hơn.
Một vài năm gần đây, việc đưa họa tiết Mạn đà la vào dòng tranh Trúc chỉ để sử dụng trang trí phòng thờ đang dần trở thành một trào lưu phổ biến. Và Trúc Chỉ ở Hà Nội cũng vô cùng tự hào khi là đơn vị tiên phong trong việc sản xuất và đưa vào sử dụng dòng tranh Trúc chỉ cho ứng dụng trang trí Phòng thờ.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về dòng tranh Trúc chỉ Mandala hay nhiều loại tranh trúc chỉ khác, hãy liên hệ ngay đến hotline : 0911.80.62.69 (Mrs. Thảo)
Hướng dẫn cách vẽ tranh Mạn đà la
Bước 1: Đầu tiên bạn vẽ một vòng tròn trên giấy của bạn. đây sẽ là kích thước của mandala của bạn. Bạn có thể theo dõi xung quanh một vật như tấm, cuộn băng đóng gói hoặc vành của ly uống. Nếu bạn đang lên đến thử thách, bạn cũng có thể vẽ nó một cách tự do.
Bước 2: sau đó Vẽ một vòng tròn trên giấy của bạn. đây sẽ là kích thước của Mạn đà la của bạn. Bạn có thể theo dõi xung quanh một vật như tấm, cuộn băng đóng gói hoặc vành của ly uống. Nếu bạn đang lên đến thử thách, bạn cũng có thể vẽ nó một cách tự do.
Bước 3: Bắt đầu bằng cách vẽ một vòng tròn nhỏ ở giữa vòng tròn lớn của bạn.
Bước 4: Bạn vẽ 1 hình hữu cơ tùy theo ý của bạn, sắp ra của mỗi phần tư của 4 vòng tròn nhỏ.
Bước 5: Làm việc từ các không gian “âm” trong thiết kế hiện tại của bạn, vẽ các hình dạng bổ sung. Đây có thể là một hình dạng mới hoặc các hình dạng tương tự bạn đã vẽ ở độ cao khác.
Bước 6: Bạn tiếp tục vẽ theo quá trình này và xây dựng con đường của bạn ra khỏi vùng trung tâm, duy trì thiết kế đối xứng. và bạn thêm hình dạng cho đến khi hết dung lượng kết nối của mình.
Bước 7: Từ đây bạn có thể rời khỏi mạn đà la như hiện tại hoặc tiếp tục vẽ trong các hình dạng cho một cái nhìn phức tạp hơn cho đến khi bạn hài lòng với tác phẩm.
Đó là những bước để vẽ nên các họa tiết của Madala. Nhưng để tạo ra các bức tranh Trúc chỉ Mạn đà la thì không chỉ đơn thuần các bước trên mà nó còn áp dụng nhiều kỹ thuật khác.
Nó được tạo nên bởi 3 yếu tố sau:
– Quy trình làm giấy thủ công truyền thống.
– Kỹ thuật tạo áp lực nước
– Các nguyên lý của nghệ thuật đồ họa – hiệu ứng xuyên sáng giúp cho họa tiết càng trở nên đặc biệt.
Hi vọng rằng qua bài viết Trúc Chỉ Hà Nội đã giúp bạn hiểu được mandala là gì? và mandala có ý nghĩa gì trong cuộc sống. Nếu bạn cần tranh mandala để treo trang tí đừng ngần ngại kết nối ngay Zalo: 0911.80.62.69 để được tư vấn miễn phí nhé.
Pingback: Đèn Phòng Thờ - Điểm nhấn hài hòa không gian tâm linh
Pingback: Hướng dẫn trang trí bàn thờ gia tiên đúng cách, hút tài lộc