Hoa văn trống đồng Đông Sơn được coi là một trong những nghệ thuật tiêu biểu của văn hóa nông nghiệp từ thuở sơ khai. Mỗi chiếc trống đồng đều được chạm khắc rất tinh xảo từ mặt trống cho tới phần thân. Giá trị và ý nghĩa của trống đồng đều ẩn chứa trong từng họa tiết.
Nếu muốn hiểu sâu hơn về nét đẹp nghệ thuật mang đậm chất hồn Việt. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều “bất ngờ” mới về vẻ đẹp này.
Tổng quan về trống đồng Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn được hình thành và phát triển trong cộng đồng Việt từ thuở Vua Hùng dựng nước. Loại trống này được coi là một đại diện của văn hóa Đông Sơn gắn với lưu vực sông Hồng. Đây được coi là một báu vật dân tộc, hội tụ đầy đủ tinh hoa văn hóa, lịch sử của tổ tiên.
Mỗi chiếc trống đều mang ý nghĩa rất lớn, phản ánh cuộc sống nông nghiệp trù phú của người xưa. Trống đồng Đông Sơn được xuất hiện ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, cho thấy tầm ảnh hưởng rất lớn của loại trống này.
Trống đồng Đông Sơn là gì?
Là tên của một loại trống gắn liền với văn hóa Đông Sơn của dân tộc ta. Trống đồng Đông Sơn có nhiều kích thước và được trạm trổ tinh xảo, tái hiện một cách sinh động về cuộc sống nông nghiệp thuở sơ khai.
Mặc dù thời kỳ ấy khoa học công nghệ còn chưa phát triển, nhưng người Việt cổ đã biết khai thác đồng thau. Họ chế biến quặng thành những khối đồng vàng rồi tạo nên những chiếc trống có giá trị vượt thời gian.
Yếu tố quan trọng trong mỗi chiếc trống đồng đó là họa tiết. Hình ảnh được khắc trên mặt trống được chọn lựa kỹ càng, gần gũi với cuộc sống của dân tộc Bách Việt.
Trên mỗi mặt trống đồng Đông Sơn đều được điêu khắc tỉ mỉ theo hình vành tròn đồng tâm từ trong ra ngoài. Nhìn vào trống đồng ta sẽ thấy hiện lên hình ảnh của muông thú, con người cùng những hoạt động thường nhật.
Không chỉ vậy, ở thân và tang trống, hoa văn cũng được khắc theo quy luật tự nhiên. Tất cả họa tiết được khắc họa tinh tế, tỉ mỉ tạo nên một bức tranh hài hòa, sống động. Do đó mỗi chiếc trống đều có giá trị văn hóa, tinh thần rất lớn.
Nguồn gốc trống đồng Đông Sơn
Theo nhiều nguồn sử liệu ghi chép, trống đồng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Cụ thể là dưới thời vua An Dương Vương.
Bằng tấm lòng vì dân vì nước, thời kỳ vua trị vì cư dân được sinh sống thuận hòa, an cư lạc nghiệp, mùa màng bội thu nên rất được lòng dân.
Vua An Dương Vương đã huy động được sức mạnh lòng dân để tạo nên một chiếc trống đồng lớn nhất trong lịch sử, tượng trưng cho vương quyền và tinh thần Bách Việt.
Thời kỳ hoàng kim của trống đồng là từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công nguyên. Chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất trong lịch sử được xuất hiện từ năm 1990 tại vùng đất Tổ Phú Thọ.
Điều này đã chứng minh trống đồng Đông Sơn là một vật linh thiêng đã được nhà nước Văn Lang dùng làm linh vật trong mỗi dịp quan trọng.
Cùng với rất nhiều chiếc trống đồng khác đã được tìm thấy trên khắp dải đất hình chữ S, đó là những tư liệu quý báu chứng minh nguồn gốc ra đời và khẳng định vị thế linh thiêng của trống đồng trong đời sống tâm linh của người Việt.
Họa tiết trống đồng Đông Sơn
Trên mặt trống đồng Đông Sơn là một bức tranh sống động, với thiên nhiên, muông thú, con người…thuở sơ khai. Họa tiết trên mặt trống đồng Đông Sơn miêu tả rõ nét cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người Việt cổ.
Nhìn vào mỗi chiếc trống đồng, chúng ta có thể thấy nổi bật lên hình ảnh của một ngôi sao nhiều cánh, những chú chim, nhà sàn, con người cùng các hoạt động khác nhau.
Ý nghĩa hoa văn trống đồng Đông Sơn chi tiết
Trống đồng được cư dân Lạc Việt tạo ra không chỉ với vai trò làm một loại nhạc khí mà còn là biểu tượng của quyền lực, văn hóa lâu đời.
Trong mỗi dịp quan trọng, trống đồng sẽ được sử dụng như một vật linh với ý nghĩa mang đến những điều tốt lành, thịnh vượng.
Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, người thủ lĩnh đã dùng âm thanh của trống đồng để kêu gọi mọi người khắp nơi tụ về.
Tiếng trống vang lên như thúc giục mỗi người cầm vũ khí, đứng lên bảo vệ non sông. Âm thanh càng giòn giã bao nhiêu thì sức mạnh, sự đoàn kết lại được truyền đi bấy nhiêu. Trống đồng vì thế trở thành biểu tượng của quyền lực người đứng đầu.
Trong các lễ hội từ xưa tới nay, tiếng trống đồng Đông Sơn vẫn được vang lên hùng tráng, đanh thép. Mỗi khi nhìn thấy trống đồng, người dân như được nhắc nhở thêm về văn hóa dựng nước, giữ nước của cha ông.
Ngoài ra, một số hoa văn trên trống đồng Đông Sơn còn mang nhiều ý nghĩa khác. Đó là:
Ý nghĩa về ngôi sao nhiều cánh
Nằm ở chính giữa chiếc trống là ngôi sao nhiều cánh khá lớn. Đây được coi là biểu tượng của mặt Trời. Nơi đó là vị trí trung tâm đại diện cho quyền lực tối cao, chiếu sáng muôn loài, mang đến mùa màng xanh tươi.
Vạn vật trong Trời đất đều xoay quanh mặt trời, khắc họa đúng tính chất vận hành của cuộc sống.
Ý nghĩa về những chú chim
Họa tiết trống đồng Đông Sơn không thể thiếu hình ảnh của những con chim Lạc, đây được coi là một trong những loài động vật Tổ được người xưa sùng bái.
Những con chim này xuất hiện bên cạnh mặt Trời toát lên vai trò quan trọng trong mỗi chiếc trống. Đây chính là biểu tượng của Trời đất, thể hiện khát vọng vươn cao, chinh phục thiên nhiên của con người.
Ý nghĩa về hình ảnh con người
Con người xuất hiện trên mặt trống đồng Đông Sơn đều được khắc họa với một hành động gắn liền với cuộc sống thường nhật.
Trong đó người thì đua thuyền, người đang nhảy múa, người lại giã gạo, bắt cá, làm ruộng. Tất cả những hình ảnh đó thể hiện lối sống sinh hoạt thường ngày của người dân.
Ý nghĩa hình ảnh nhà sàn
Nhà sàn là một trong những kiến trúc nhà ở thời xưa. Hiện nay, trong bảo tàng dân tộc học, hình ảnh nhà sản đã được dựng lại để con cháu đời sau biết đến nền kiến trúc này.
Đối với trống đồng Đông Sơn cũng vậy. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy hình ảnh nhà sàn với họa tiết rõ nét, chân thực và tái hiện đúng dạng kiến trúc thời xưa.
Ngôi nhà với sự chắc chắn, vững chãi, phần mái vòm được uốn cong mềm mại toát lên vẻ đẹp mộc mạc, bình yên. Ngoài ra, nhà sàn trên mặt trống đồng Đông Sơn còn là biểu tượng của một gia đình đầm ấm, mang ý nghĩa hạnh phúc, sum vầy bên nhau.
Ý nghĩa về mùa vụ
Sự kết hợp hài hòa của các họa tiết trống đồng Đông Sơn còn biểu thị cho các tiết khí trong năm. Bức tranh nông nghiệp được khắc họa đều dựa trên hai tiết chính trong năm là tiết Đông chí và Hạ chí.
Trên bán kính từ trung tâm mặt trống kéo ra là biểu tượng của Tiết Đông Chí. Tại đây ta bắt gặp hình ảnh nhà sàn, trên mái nhà là một cặp chim 1 trống và 1 mái.
Bên trong ngôi nhà ấy có sự xuất hiện của con người vừa thức dậy sau giấc ngủ. Có thể thấy rằng, đây là thời điểm con người, muông thú vừa thức dậy sau kỳ ngủ đông. Sau tiết Đông Chí, một vụ mùa lại bắt đầu.
Ở vị trí đối diện với Tiết Đông Chí chính là Tiết Hạ Chí. Trên mặt trống đồng Đông Sơn có một ngôi nhà sàn thứ hai và trên mái nhà không còn hình ảnh của hai chú chim mà chỉ có một.
Vì vào thời tiết này, chim mái sẽ đẻ trứng và ấp trứng. Do đó, chim mái sẽ không cùng chim trống đậu trên mái nhà nữa.
Một số mặt trống đồng Đông Sơn phổ biến hiện nay
Hiện nay, mặt trống đồng phổ biến gồm 3 loại: mặt trống đồng ăn mòn, mặt trống đồng gò và mặt trống đồng đúc. Các mặt trống này chủ yếu được làm từ đồng đỏ hoặc đồng vàng.
Kích thước của trống đồng Đông Sơn cũng vô cùng đa dạng. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người sẽ có các kích thước khác nhau. Đường kính trung bình sẽ từ 30cm trở lên.
Tóm lại, trống đồng Đông Sơn là một di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam với những họa tiết tinh xảo. Mỗi chiếc trống đều gắn với nền văn minh nông nghiệp, một giai thoại lịch sử.
Vì thế mà trống đồng đã trở thành biểu tượng của tín ngưỡng, tâm linh mang đậm hồn cốt Việt xưa.
Đó là tất cả những thông tin thú vị về hoa văn trống đồng Đông Sơn chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có được nhiều kiến thức mới bổ ích và hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của đất nước ta.