Trong giới Phật Giáo, Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có tầm ảnh hưởng rất lớn và được người đời thờ phụng, cung kính. Ngài xuất hiện không chỉ cứu giúp nhân gian khỏi mọi đau khổ, mà còn mang đến sự an lành, hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.
Để hiểu rõ hơn Ngài là ai, nguồn gốc của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn từ đâu, ý nghĩa về các pháp khí và biểu tượng như thế nào. Đặc biệt là việc thờ cúng ra sao và có những lưu ý nào cần tránh? Mời bạn tham khảo chi tiết trong bài viết của chúng tôi.
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai?
Ngài thường được gọi với nhiều tên khác nhau, như là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Tý Quan Âm, Thiên Thù Bồ Tát,…. Ở Việt Nam, Ngài được lưu truyền với tên là Quan Âm Tứ Tại.
Trong Phật giáo, Ngài là vị Phật có vị trí rất quan trọng và được thờ cúng rộng rãi tại các đền chùa. Theo kinh Thiên Thủ Kinh, Ngài là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát ở cõi Tây Phương, nơi Phật A Di Đà ngự trị cai quản.
Trong phân tích tên gọi của Ngài. Từ Thiên có nghĩa là nhiều; Thủ là tay; Nhãn là con mắt. Do đó, nhân gian thường gọi Ngài là vị Phật nghìn mắt, nghìn tay. Ngài có thể soi chiếu hết cõi trần gian, thấu hiểu hết những nỗi khổ đau, bi ai, cùng cực nhất của loài người. Vì thế, Ngài đã giúp con người xóa bỏ những điều đó, hướng tới cuộc sống tươi đẹp, vui vẻ và luôn ngập tràn hạnh phúc.
Nguồn về Thiên Thủ Thiên Nhãn
Theo như dân gian kể lại rằng, ngày xưa có vị vua sinh được hai cô con gái đầu lòng. Vì lo lắng không có người kế vị, nhà vua cầu Trời khấn Phật để mong cho Hoàng Hậu sinh được quý tử nối dõi. Tuy nhiên, đứa con thứ ba sinh ra vẫn là một nàng công chúa.
Sinh ra trong cảnh phú quý, giàu sang nhưng nàng Ba chỉ một lòng hướng Phật
Nhà vua giận Trời Phật không thương mình nên đặt tên cho cô con gái út là thứ Ba. Về già, nhà vua muốn công chúa Ba mau chóng lấy chồng để còn truyền ngôi báu cho phò mã. Nhưng không giống hai người chị gái, nàng Ba chẳng hề quan tâm tới chốn cung điện sa hoa lộng lẫy, hay cuộc sống giàu sang. Nàng chỉ một lòng đam mê kinh Phật và muốn dân hiến bản thân mình cho đạo Phật mà thôi.
Thấy vậy nhà vua rất tức giận và cho bắt giam công chúa ở sau hoàng cung. Một hôm, khi vua và hoàng hậu trên đường đi dạo, công chúa Ba liền tới thăm hỏi. Lúc đó, đức vua đã yêu cầu con gái từ bỏ tu hành, nhưng nàng vẫn một mực xin vua cha chấp thuận cho xuất gia.
Hành trình tu luyện gian nan, trắc trở
Thấy sự kiên quyết của cô con gái út, nhà vua giả vờ đồng ý và để nàng tới chùa Bạch Tước tu. Đồng thời, yêu cầu các nhà sư làm sao để khiến nàng cực khổ không chịu nổi và đòi hồi cung lấy chồng. Tuy nhiên, những vất vả trần gian đó đều không làm nàng nhụt chí.
Nhà vua lên cơn thịnh nộ, liền cho binh lính thiêu cháy chùa và chém đầu hết các nhà sư và Ni Cô. Nhưng khi ngọn lửa bùng lên bỗng xuất hiện một cơn mưa to xối xả dập tắt. Sau đó, vua bắt công chúa Ba về xử tử, nhưng Trời tiếp tục nổi cơn bão lớn đánh văng lưỡi đao.
Chưa dừng lại ở đó, khi nhà vua bắt công chúa treo cổ. Từ đâu xuất hiện một con Cọp trắng đến cứu công chúa và đưa nàng lên chùa Hương Tích tu luyện. Kể từ đó, nghe nàng giảng kinh hàng ngày, mọi thú dữ trong rừng đều được cảm hóa, chúng chia nhau giúp đỡ các công việc hàng ngày ở chùa.
Đến cõi Niết Bàn trở thành Phật
Đức vua sau đó mắc bệnh hủi, da lở loét và các ngón tay, ngón chân rụng dần. Không có một phương thuốc nào có thể chữa khỏi được, thần y đều bó tay. Lúc này, công chúa Ba đã tu hành đắc đạo và khoác áo Ni Cô.
Thương cha, nàng tự chặt 2 cánh tay và moi hai con mắt của mình để chữa bệnh cho chính người cha đã muốn giết mình. Cuối cùng, nàng đến cõi Niết Bàn, độ phù cho cha mẹ và hai chị được trở thành Phật.
Hình tướng của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Phật Thiên Thủ thường được khắc họa với hình tướng gồm 40 cánh tay. Mỗi cánh tay sẽ có một con mắt và rất nhiều công dụng. Hai tay chính của Ngài tạo ấn hiệp chưởng, 38 tay bên cạnh cầm các bảo vật, pháp khí nhà Phật như búa, kiếm, tịnh bình, chày kim cang, bánh xe pháp, vải lụa gấm vóc, tràng hoa, châu báu… Phần đầu của Ngài có 11 giác ngộ với 5 tầng, tầng trên cùng là Pháp thân, tầng tiếp theo là Báo thân và 3 tầng cuối cùng là Hoá thân.
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có 9 khuôn mặt. Trong đó có 3 mặt ở bên trái biểu trưng cho bình đẳng tính trí, 3 mặt giữa thể hiện cho Đại viên cảnh trí và 3 mặt bên phải biểu trưng cho thuyết pháp quan sát.
Toàn thân Ngài trắng hồng, đầu đội bảo quan trên đỉnh. Hình tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn trên mỗi bàn tay có một con mắt trí tuệ, tay cầm nhiều pháp khí tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống.
Ngoài những cánh tay cầm pháp khí. Ngài còn có 42 cánh tay ở giữa ý chỉ 42 thánh vị tu chứng, cứu độ 25 cõi chúng sanh. Đặc biệt là phải trải qua 42 thánh vị để thành tựu giác ngộ. Những cánh tay ngoài cùng của Ngài đại diện cho Hóa thân Phật đi khắp các nẻo luân hồi nhằm cứu độ chúng sanh. Riêng với những cánh tay chỉ xuống sẽ thể hiện cho sự vô uý thí, từ bi vi bổn.
Theo quan niệm của đạo Phật nghìn mắt, nghìn tay là con số nói lên sự viên mãn. Hiện nay có rất nhiều ngôi chùa thường đúc tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn với 40 cánh tay lớn và 960 tay nhỏ. Trên mỗi cánh tay đều có một con mắt. Ngoài ra, con số 1000 còn có thể hiểu là vô biên, vô định. Bởi số cánh tay và mắt được mô tả chỉ mang tính chất tượng trưng. Vì thế, có thể là vài trăm cánh tay, vài trăm con mắt hoặc nhiều hơn con số 1000. Số lượng tay và mắt Phật Thiên Thủ sẽ tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của người nghệ nhân.
Ý nghĩa chi tiết về Thiên Thủ Thiên Nhãn
Trong cuộc sống, Ngài đại diện cho trí tuệ và mang tính nhân văn. Ngài hóa thân nghìn tay, nghìn mắt là để nhìn thấu và cứu vớt chúng sinh. Do đó, dù là tên gọi hay mỗi một biểu tượng và pháp khí trên người của Ngài đều mang ý nghĩa sâu xa.
Đối với tên gọi
- Thiên: là chỉ vô số, lượng số nhiều không đếm xuể.
- Thủ: là cánh tay.
- Nhãn: là mắt.
Ý nghĩa của 3 từ này ghép lại chính là tay Ngài có nhiều vô số mắt.
Ý nghĩa về biểu tượng, pháp khí trên người Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Theo như bạn đã biết Ngài có tới nghìn cánh tay. Mỗi cánh tay sẽ có hình con mắt nên được gọi là mắt Trí tuệ. Cụ thể ý nghĩa của từng biểu tượng và pháp khí trên người của Phật Thiên Thủ như sau:
Ý nghĩa phần tay
Nếu như quan sát kỹ, bạn sẽ thấy hai tay của Phật Thủ Thiên Nhãn luôn chắp lại vào nhau. Ở giữa là ngọn Mani – một trong những biểu tượng của sự viên mãn, hài lòng. Những cánh tay còn lại chính là pháp khí tượng trưng cho Phật giáo. Các pháp khí đó bao gồm có: bánh xe pháp, chày kim cang, bình tịnh thủy, hoa Sen, bình châu báu, vải lụa gấm vóc, tràng hoa, kiếm, búa…..v.v.
Ý nghĩa chi tiết của các pháp khí ở phần tay là:
- Tràng hoa: tượng trưng cho sự thanh tịnh và lòng từ bi ở nơi cửa Phật.
- Pháp Luân: hay còn gọi là Giáo Pháp tượng trưng cho bánh xe Pháp của Đức Phật. Ngài thường dùng Pháp Luân để cứu độ khắp mọi nơi.
- Hoa Sen: biểu tượng cho Bồ đề, thanh tịnh và còn mang ý nghĩa cho những phẩm hạnh giác ngộ của các chư Phật.
- Cung tên: hay còn gọi là mắt – đích được Ngài cầm thẳng đứng hai bên tay trái và phải. Ý nghĩa biểu tượng này chính là sự ngay thẳng, rõ ràng và hợp nhất của căn. Với cung tên này, Ngài có thể đánh bại 4 ma là tử ma, thiên ma, phiền não ma và ngũ ấm ma.
- Bình cam lộ: thể hiện cho năng lượng pháp vị cam lồ và cũng là tượng trưng gia trì của Chư Phật. Bình cam lộ sẽ diệt trừ tất cả đau thương và phiền não của chúng sinh, đem tới hạnh phúc, an lành, mạnh khỏe.
Ý nghĩa phần đầu
Phần đầu của Ngài có tới 11 giác ngộ. Trong đó bao gồm 5 tầng thể hiện cho ngũ trí của Ngài. Tầng trên cùng được gọi là Pháp thân. Các tầng tiếp theo là Báo Thân. 3 tầng còn lại là Hóa Thân.
Ý nghĩa phần mặt
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có tới 9 khuôn mặt. 3 khuôn mặt bên phải dại diện cho thuyết pháp quan sát. 3 khuôn mặt bên trái biểu thị cho sự bình đẳng. 3 khuôn mặt ở giữa tượng trưng cho đại viên cảnh trí.
Ý nghĩa bản mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn
Trong mỗi phần thân thể của Thiên Thủ Thiên Nhãn, bàn tay tượng trưng cho hành động, con mắt biểu thị cho sự nhìn sâu, xuyên thấu. Với số lượng tay và mắt nhiều vô biên đã hiện ứng cho sự dang rộng từ bi cứu giúp của Ngài. Cho dù bất kỳ nơi đâu trong nhân gian, Đức Phật đều thấy rõ và tường tận tất cả. Do đó khi thờ và đem theo bản mệnh của Ngài người đó sẽ luôn thành công, may mắn, bình an, hạnh phúc.
Phương pháp thờ cúng Thiên Thủ Thiên Nhãn
Phật Thiên Nhãn đại diện cho sự từ bi, hỷ xả, bao dung, bắc ái và có lòng vị tha. Như đã chia sẻ, Ngài luôn giúp chúng sinh tai qua nạn khỏi, nhanh chóng giác ngộ chân lý của đạo Phật. Đồng thời, Ngài còn giúp cho mọi phiền não của con người xoa dịu, có được cuộc sống bình tâm, an nhiên.
Những ai nên thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn
Trong số chúng ta, ai cũng có thể thờ và mang vật phẩm khắc họa Phật Thiên Thủ. Tuy nhiên, tác dụng đến với mỗi người sẽ không giống nhau vì còn tùy thuộc vào từng độ tuổi.
- Nếu là ông bà, ba mẹ sẽ luôn được may mắn, bình an.
- Nếu là vợ chồng sẽ có được hạnh phúc, gia đình yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
- Nếu là con cháu trong nhà sẽ gia tăng sự nghiệp, công việc thuận lợi, học hành tiến tới, đỗ đạt, vinh danh.
- Nếu như tặng tượng hoặc vật phẩm Thiên Thủ cho bạn bè, gia đình, người thân. Không chỉ thể hiện ý nghĩa lớn của người tặng mà còn nâng cao giá trị tấm lòng.
Những tuổi nào hợp mệnh dùng Thiên Thủ Thiên Nhãn?
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn nằm trong tám vị Phật tượng trưng cho bản mệnh 12 con giáp. Tuổi hợp mệnh và có thể thờ/đeo Phật Thiên Thủ nhất chính là tuổi giáp Tý. Đối với tuổi này, Ngài sẽ giúp khắc phục tính đa nghi, kén chọn, mang đến sự may mắn, thành công.
Các tuổi Tý được Phật Thiên Thủ phù hộ nhất vẫn là: 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996 và 2008. Nếu bạn hoặc người thân của mình trong số tuổi này, nên tận dụng cơ hội và tỏ lòng thành kính với Ngài ngay nhé.
Một số lưu ý khi thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn cần tránh
Trong quá trình thờ/đeo Phật Thiên Thủ, bạn cần đặc biệt chú trọng một số điều sau:
- Nên đặt tượng Ngài ở nơi phù hợp thể hiện sự trang trọng. Vị trí nên đặt ở chính giữa không gian phòng thờ hoặc phòng khách.
- Đặt đối diện cửa sổ để “tận dụng” ánh sáng, tăng thêm nhuận khí.
- Nên tham khảo ý kiến người giỏi phong thủy để đặt tượng Ngài đúng nơi “đẹp” nhất.
- Không đặt tượng Ngài nơi sinh hoạt đông đúc.
- Chọn ngày đẹp, tháng lành mới được thỉnh Ngài về. Nên chọn các ngày như: mùng 1, ngày Rằm, ngày 19/2 AL, ngày Phật đắc đạo 19/6, ngày Phật xuất gia 19/9.
- Trước khi thỉnh tượng ngài về, nơi thờ phải thật trang nghiêm, âm cúng, vật phẩm cúng lễ chu đáo. Quá trình rước Ngài về cần thượng an bàn thờ luôn. Tuyệt đối không đặt tượng lên bất kỳ nơi nào trước bàn thờ. Trong thời gian thờ Ngài cần phải phát tâm, lòng thành hướng thiện.
- Đối với trang sức khắc họa Thiên Thủ Thiên Nhãn, bạn nên đeo với tâm thế trong lành, lòng không động niệm ý nghĩ xấu xa. Khi tắm cần phải để ra một nơi trang trọng.
- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh để Thien Thu Thien Nhan luôn sáng bóng như mới. Tránh để bụi bẩn sẽ làm ô uế đến Ngài.
Một số mẫu Thiên Thủ Thiên Nhãn phổ biến hiện nay
Để giúp bạn dễ hình dung hơn về tượng và vật trang sức khắc họa hình ảnh Phật Thiên Thủ. Chúng tôi sẽ chia sẻ một loạt mẫu mới và đang được nhiều người lựa chọn nhất trong năm 2022. Mời bạn tham khảo:
Qua bài viết này, chúng tôi tin chắc bạn đã hiểu thế nào là Thiên Thủ Thiên Nhãn, nguồn gốc, hình tượng, ý nghĩa, phương pháp thờ cúng đúng cách….v.v. Chúc bạn sớm thỉnh Ngài về để ngày ngày bày tỏ tấm lòng thành kính của mình. Chắc chắn với lòng thành tâm, Ngài sẽ ban tài, tiếp lộc và mang may mắn, thành công cho bạn.